KIẾN THỨC VỀ MAI VÀNG TRONG VÙNG ĐẤT KHÓ
Cây mai vàng, với giá trị kinh tế cao và khả năng thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, đã thu hút sự chú ý của nhiều hộ dân ở xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Nhiều người đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng mai, mở ra hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế gia đình.
Như chúng ta đã biết mai vàng bonsai là một loài hoa đặc biệt thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, mang lại không khí tươi mới, phấn khởi cho những ngày đầu năm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài hoa này, từ nguồn gốc, đặc điểm đến ý nghĩa văn hóa sâu sắc của nó.
Tổng quan về cây hoa mai
Hoa mai vàng thuộc họ Ochnaceae, tên khoa học là Ochna integerrima, còn được gọi là hoàng mai. Loài cây này được ưa chuộng đặc biệt vào dịp Tết Cổ Truyền, nhất là ở miền Nam Việt Nam. Hoa mai mọc nhiều tại các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, từ Quảng Nam, Đà Nẵng đến Khánh Hòa và ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên số lượng có thể ít hơn. Cây mai thuộc loại cây lâu năm, có thể sống trên một trăm năm với thân cây xù xì, rễ cắm sâu, cành nhánh nhiều và lá mọc xen kẽ.
Đặc biệt, mai là loài cây đa niên, mỗi năm rụng lá vào mùa đông và nở hoa vào mùa xuân, báo hiệu một năm mới đang về. Thời xưa, người Việt thường tuốt lá cây vào tháng Chạp âm lịch, nhằm kích thích cây ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Nguồn gốc của hoa mai
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã có mặt từ hàng nghìn năm trước. Theo truyền thuyết và nhiều tài liệu cổ, như sách Trân hương bảo ngự của Phí Cung Ấn, hoa mai được người Trung Hoa xem là biểu tượng của khí tiết và lòng kiên định, bởi khả năng chịu đựng cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông. Hoa mai, cùng với tùng và cúc, thuộc vào nhóm “Tuế tàn tam hữu” - ba người bạn của mùa đông, tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ và tinh thần kiên cường.
Người Trung Quốc xem hoa những cây mai vàng khủng nhất việt nam là quốc hoa của mình, cũng như người Nhật yêu mến hoa đào. Hoa mai được đặt tên rất phong phú như "Thủy tiên mai" cho loại mai sáu cánh, "Uyên ương mai" là những đóa đôi, hay "Lục ngạc mai" có đài hoa xanh.
Theo thông tin từ UBND xã Tân Tây, hiện có hơn 100 hộ dân trồng mai vàng, với tổng diện tích trên 20ha, chủ yếu tập trung tại ấp 4. Ông Trần Văn Vị, một trong những người tiên phong trong việc trồng mai tại vùng đất khó này, cho biết: “Vùng đất này thường xuyên bị thiệt hại do chuột, sâu bệnh trong quá trình trồng lúa. Sau khi tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm trồng mai, tôi quyết định chuyển đổi gần 1,5ha đất lúa sang trồng mai.”
Nhờ việc trồng mai vàng, gia đình ông Vị đã có cuộc sống khá giả hơn. Hiện tại, vườn mai của ông có hơn 3.500 gốc, nhiều trong số đó có giá trị lên đến trên 100 triệu đồng. “Việc chăm sóc mai không quá phức tạp, chỉ cần chú ý đến việc tỉa cành, tạo dáng và chăm bón để mai ra hoa đúng vào dịp Tết. Các gốc mai càng lâu năm thì giá trị càng cao và thường được thương lái ưa chuộng,” ông Vị chia sẻ.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Tấn Nơi, một người dân khác ở ấp 4, cũng gặt hái được thành công từ việc trồng mai. Mỗi năm, ông thu lợi gần 1 tỷ đồng từ việc bán mai. Ông Nơi cho biết, trồng mai mang lại lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Cụ thể, với 1.000m2 đất, nông dân có thể trồng khoảng 500 gốc mai, sau 3 năm chăm sóc, bán với mức giá từ 1-3 triệu đồng/gốc, thu về gần 1 tỷ đồng. Trong khi đó, một hộ trồng lúa chỉ có thể thu về khoảng 8 triệu đồng mỗi năm từ hai vụ lúa.
Ông Nơi cũng chia sẻ về khả năng chịu nước của cây mai: “Cây mai có thể sống khỏe trong điều kiện ngập nước vài ngày, miễn sao không để nước ngập quá sân. Trước khi trồng, nông dân chỉ cần xới đất thật kỹ, rải phân chuồng và đảo đều, sau đó lên liếp để trồng. Để mai sinh trưởng tốt, cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bệnh để kịp thời xử lý; ít nhất hai lần mỗi năm, cần rải phân hóa học vào đầu và cuối mùa mưa.”
Ông Nguyễn Văn Kiệt, một nông dân sản xuất giỏi tại ấp 4, cho biết thêm: “Vùng đất này rất phù hợp cho việc trồng mai nhờ bộ rễ khỏe mạnh và đặc biệt không giống như rễ đuôi chuột ở những nơi khác. Thương lái từ nhiều tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương thường xuyên đến đây để mua mai và trả giá cao, đặc biệt vào mùa Tết.”
====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm về hình ảnh mai vàng bonsai đẹp
Chủ tịch UBND xã Tân Tây, ông Nguyễn Văn Chẳn, cho biết: “Từ khi chuyển sang trồng mai, đời sống của nhiều hộ dân đã dần ổn định và cải thiện. Hiện nay, phong trào trồng mai vàng tại địa phương đang diễn ra sôi nổi. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và lớp tập huấn về kỹ thuật trồng mai, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình.”
Mai vàng là loại cây cảnh không thể thiếu trong những ngày Tết Nguyên Đán, và hiện nay, người trồng mai rất cần sự quan tâm và hỗ trợ từ chính quyền địa phương để nâng cao thu nhập, đồng thời đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý trên vùng đất khó khăn này.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.